User Profile
Select your user profile

Roche Việt Nam   ›   Giá trị thay đổi cuộc sống của chẩn đoán   ›   Lời tựa - Thomas Schinecker

 

Lời tựa - Thomas Schinecker
Lời tựa - Thomas Schinecker

Cho dù đó là ung thư, các bệnh truyền nhiễm hay các mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng khác, nhiệm vụ tìm kiếm các giải pháp tốt hơn cho những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào chẩn đoán.

 

Đại dịch COVID-19 toàn cầu đã nâng cao nhận thức sâu sắc về vai trò của chẩn đoán trong việc phòng ngừa và quản lý bệnh, đến nỗi một số người bắt đầu xem năm 2020 là điểm ra mắt cho thập kỷ của chẩn đoán. Và như đã đề cập trong bản tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “xét nghiệm đã trở nên không thể thiếu để chẩn đoán và theo dõi bệnh, để đưa ra tiên lượng và dự đoán đáp ứng điều trị.”1

Khi dịch bệnh bắt đầu hoành hành vào đầu năm 2020, người ta nhanh chóng nhận ra rằng chẩn đoán - và đặc biệt là Roche - đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu này. 

Với các bệnh truyền nhiễm cũng như trong ung thư học và chăm sóc tích cực bệnh nhân nặng/ nguy kịch, các giải pháp giúp đưa ra các quyết định điều trị và chẩn đoán kịp thời, phục vụ cho mục tiêu phát triển các chương trình phòng chống bệnh tật và đưa ra phương pháp điều trị tối ưu. Những căn bệnh này thường có ảnh hưởng vô cùng lớn không chỉ đối với bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. 

Trong thời kỳ đại dịch, những người mắc các bệnh nghiêm trọng khác có thể không may gặp phải sự chậm trễ trong việc điều trị và theo dõi bệnh. Tiếp tục kiểm tra sức khỏe trong bối cảnh đại dịch là điều cần thiết, vì mọi người cần các phương pháp chẩn đoán sớm và tiếp cận nhanh với liệu pháp điều trị để đạt được kết quả tốt nhất có thể.

Đại dịch cũng cho thấy tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cơ quan quản lý, các hội bệnh nhân và những công ty như Roche. Cùng nhau, chúng ta có thể xây dựng hệ thống y tế bền vững, mạnh mẽ hơn. Là nhà tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chúng tôi sẽ thực hiện vai trò của mình bằng cách tiếp tục phát triển các giải pháp chẩn đoán sáng tạo giúp các bác sĩ lâm sàng cải thiện cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới.

Cơ sở hạ tầng của chẩn đoán và y tế kỹ thuật số có thể tạo ra sự khác biệt lớn về khả năng đối phó với đại dịch và duy trì hệ thống y tế của các quốc gia. Các giải pháp chẩn đoán tiên tiến cho phép bệnh nhân và bác sĩ đưa ra các quyết định quan trọng sớm hơn, chính xác hơn và tự tin hơn. Các giải pháp này giúp giảm tỷ lệ nhập viện, cho phép các chiến lược điều trị nhắm trúng đích và cải thiện quản lý bệnh nhân mắc bệnh mạn tính trong một môi trường chăm sóc sức khỏe đang thay đổi nhanh chóng.

Hệ thống y tế được hưởng lợi từ một danh mục mạnh gồm các xét nghiệm chẩn đoán và sự chủ động khám sức khỏe phòng ngừa bệnh tật. Họ không chỉ thấy kết quả điều trị tốt hơn cho bệnh nhân mà khả năng nhập viện ít hơn và những cuộc hẹn khám không cần thiết, giúp giảm chi phí đáng kể cho hệ thống chăm sóc sức khỏe.2

 

 

Tiếp tục kiểm tra sức khỏe trong bối cảnh đại dịch là điều cần thiết, vì mọi người cần các phương pháp chẩn đoán sớm và tiếp cận nhanh với liệu pháp điều trị để đạt được kết quả tốt nhất có thể.

 

Ví dụ, các bệnh như ung thư cổ tử cung phần lớn có thể được ngăn ngừa bằng cách tầm soát sớm vi-rút gây u nhú ở người (HPV). Sự chậm trễ và gián đoạn trong việc phát hiện sớm và theo dõi các ca nhiễm HPV nguy cơ cao có thể cản trở kế hoạch loại trừ ung thư cổ tử cung trong nhiều năm. 

Dấu ấn sinh học đang có tác động đáng kể đến các bệnh tim mạch - vốn đã cướp đi sinh mạng của gần 18 triệu người mỗi năm. Dấu ấn sinh học có độ nhạy cao troponin T có thể được sử dụng nhằm dự đoán nguy cơ và tỷ lệ tử vong của nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân không phẫu thuật tim và đánh giá nguy cơ biến cố tim mạch lâu dài ở những bệnh nhân không có triệu chứng. Đối với hàng triệu bệnh nhân suy tim, dấu ấn sinh học NT-proBNP có thể giúp xác định ai có nhiều khả năng bị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến đột quỵ, tổn thương não hoặc tử vong. Dấu ấn này cũng có thể giúp xác định những bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 nào có nguy cơ bị suy tim cao hơn. 

Để giúp hiểu rõ hơn về cách chẩn đoán có tác động tích cực đến sức khỏe của bạn, của những người bạn quan tâm và toàn xã hội, chúng tôi đã tạo ra Atlas Giá trị của Chẩn đoán. Được tạo ra bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới về y học và khoa học phòng xét nghiệm, Atlas này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của chẩn đoán trong các lĩnh vực bệnh cụ thể như ung thư, bệnh tim mạch, sức khỏe phụ nữ, khoa học thần kinh - và hơn thế nữa. Atlas này còn thể hiện tinh thần hợp tác toàn cầu, sự chuyển đổi nhanh chóng trong số hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe, xét nghiệm di truyền và sự sử dụng dữ liệu y tế đang phát triển nhanh chóng như thế nào để thúc đẩy một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. 

Phần podcast giới thiệu về Atlas có cuộc trò chuyện của tôi với Tiến sĩ Durhane Wong-Rieger, một chuyên gia về bệnh hiếm và là chủ tịch hội đồng cố vấn của chúng tôi. Trong podcast, chúng tôi sẽ chia sẻ lý do tại sao chúng tôi vui mừng về tương lai và những lợi ích của Atlas đối với tất cả chúng ta và cùng khám phá vai trò của chẩn đoán trong các lĩnh vực bệnh cụ thể. Chúng tôi mời bạn khám phá Atlas - giá trị của chẩn đoán.

Tài liệu tham khảo

 

  1. Bulletin of the World Health Organization. A guide to aid the selection of diagnostic tests. June 26, 2017. Available from: https://www.who.int/bulletin/volumes/95/9/16-187468.pdf [Internet: Accessed June 21, 2021]
  2. The Value of Diagnostic Information in Personalised Healthcare: a comprehensive concept to facilitate bringing this technology into healthcare systems. September 2019. Available from: https://www.karger.com/Article/FullText/501832 [Internet: Accessed September 30th, 2021]