Truy cập Bảng dữ liệu hóa chất, Chứng chỉ phân tích và tài liệu sản phẩm khác.
Sau khi nhấp vào link bên dưới, bạn sẽ được chuyển hướng đến eLabDoc, nơi bạn có thể chọn quốc gia địa phương của mình.
Bệnh giang mai gây ra bởi xoắn khuẩn gram âm nội bào Treponema pallidum (TP) phân loài pallidum.
Bệnh giang mai chủ yếu lây lan qua đường tình dục, nhưng cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh nở. Tỷ lệ mắc phải của nhiễm giang mai trên toàn cầu năm 2008 là khoảng 10.6 triệu và tổng số ca nhiễm trong năm đó là 36.4 triệu.
Ở Mỹ, tỷ lệ nhiễm quốc gia tăng đến 6.3 ca trên 100000 người, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1994. Tỷ lệ nhiễm cũng tăng ở các nước Châu Âu và bùng phát lớn trong khu vực. Mỗi năm trên thế giới ước tính có khoảng 2 triệu trường hợp mang thai bị ảnh hưởng.
Giang mai bẩm sinh vẫn còn phổ biến ở các nước đang phát triển, do nhiều phụ nữ không được chăm sóc tiền sản hoặc chương trình chăm sóc không bao gồm tầm soát bệnh giang mai.
Đến 80 % phụ nữ mang thai nhiễm giang mai cho thấy kết quả thai kỳ bất lợi. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tất cả phụ nữ nên được kiểm tra trong lần khám tiền sản đầu tiên của họ và khám lại lần nữa trong ba tháng cuối thai kỳ. Nếu kết quả dương tính, khuyến cáo bạn tình cũng nên cùng điều trị.
Thông thường, triệu chứng của bệnh giang mai khởi đầu với một vết loét không đau tại vị trí trên đường dẫn bệnh vào cơ thể (giang mai nguyên phát), tiếp theo phát ban lan rộng do vi khuẩn phát tán (giang mai thứ phát). Tiếp theo là thời kỳ tiềm ẩn kéo dài (không triệu chứng). Cuối cùng, giang mai giai đoạn ba xảy ra sau đó, đặc trưng bởi sự phát triển của các tổn thương u hạt trên da, giang mai thần kinh, và/hoặc giang mai tim mạch (có thể gây tử vong).
Đáp ứng miễn dịch với T. pallidum là động lực chính của sự phát triển thương tổn.
Đáp ứng kháng thể được định hướng không chỉ kháng các kháng nguyên đặc hiệu với T. pallidum (kháng thể treponemal), mà các kháng thể cũng được tạo ra để kháng lại các kháng nguyên không đặc hiệu (kháng thể không treponemal); ví dụ, kháng nguyên phóng thích bởi cơ thể trong quá trình tổn thương tế bào. Do đó, các xét nghiệm treponema và không treponema đều có mặt trong chẩn đoán bệnh giang mai.
Xét nghiệm không treponemal phát hiện kháng thể kháng lecithin, cholesterol và cardiolipin, là các chất hiện diện ở nhiều bệnh nhân nhiễm giang mai.
Xét nghiệm treponemal phát hiện kháng thể kháng trực tiếp kháng nguyên T. pallidum như TpN47, TpN17 và TpN15, dùng để phát hiện kháng thể IgM và IgG. Một kết quả xét nghiệm kháng thể treponemal dương tính chỉ dẫn phơi nhiễm với T. pallidum nhưng không thể phân biệt giữa giang mai được diều trị hoặc không điều trị. Các xét nghiệm không treponemal giúp phân biệt giữa giang mai được điều trị hoặc không điều trị và cũng được dùng để theo dõi tiến triển bệnh và đáp ứng điều trị.
Truy cập Bảng dữ liệu hóa chất, Chứng chỉ phân tích và tài liệu sản phẩm khác.
Sau khi nhấp vào link bên dưới, bạn sẽ được chuyển hướng đến eLabDoc, nơi bạn có thể chọn quốc gia địa phương của mình.