Viêm gan B là một bệnh gan nguy hiểm do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Viêm gan vi rút B lây truyền qua đường máu hoặc dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh.1
Bệnh không phải lúc nào cũng tự khỏi: Ở người lớn khoảng 5% số ca nhiễm trùng cấp tính sẽ diễn biến thành mạn tính với mức độ nghiêm trọng khác nhau; ở trẻ sơ sinh, 95% trường hợp sẽ diễn biến thành viêm gan vi rút B mạn tính.1
Ước tính có khoảng 300 triệu người sống chung với nhiễm HBV. Năm 2019, có khoảng 820.000 ca tử vong do bệnh viêm gan vi rút B, chủ yếu là do xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (ung thư gan nguyên phát).1
Không xuất hiện HBsAg kéo dài với việc có hoặc không có sự chuyển đổi huyết thanh thành anti-HBs có liên quan đến việc kiểm soát hoàn toàn vi rút, giảm hoạt động của viêm gan vi rút B mạn tính (CHB) và cải thiện kết quả lâu dài.
Việc mất HBsAg trong huyết thanh hiện được coi là mục tiêu để điều trị viêm gan vi rút B mạn tính.5 Do đó, việc định lượng nồng độ HBsAg được sử dụng thường xuyên để theo dõi sự tiến triển tự nhiên của bệnh và dự đoán đáp ứng với điều trị bằng thuốc kháng vi rút ở bệnh nhân CHB đang dùng peginterferon alfa-2a và các thuốc tương tự nucleotid, cũng như trong các nghiên cứu lâm sàng về phương pháp điều trị HBV mới.6-7