Trong tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ,… đều yêu cầu kết quả đầu ra đạt chất lượng. Riêng trong lĩnh vực xét nghiệm, yêu cầu chất lượng là vô cùng quan trọng, những phòng xét nghiệm khi thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc đảm bảo và kiểm soát chất lượng sẽ mang lại cho bệnh nhân các kết quả tối ưu, tiết kiệm chi phí không chỉ của riêng bệnh nhân mà còn của xã hội, đặc biệt có những chi phí không thể tính toán bằng tiền, đó là sinh mạng hoặc sức khỏe của người bệnh. Kiểm soát chất lượng xét nghiệm thông thường được thực hiện thông qua hai quy trình là nội kiểm tra (IQC) và ngoại kiểm tra (EQC). Tuy nhiên, cả EQC và IQC đều không thể sử dụng để đánh giá chính xác số lượng sai sót trong phòng xét nghiệm. Do đó, hiện nay trên thế giới, thang đo Six-sigma đã được nhiều nhà khoa học áp dụng và được coi là một thước đo để đánh giá chất lượng xét nghiệm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát ứng dụng phương pháp Six-sigma trong quản lý chất lượng xét nghiệm tại Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC Việt Nam” với mục tiêu:
Six-sigma
Six-sigma là một hệ thống quản lý nhằm cải thiện hiệu quả của các quy trình, giảm thiểu khiếm khuyết để cải thiện chất lượng và có được sự hài lòng của khách hàng. Kể từ khi Motorola triển khai vào giữa những năm 1980, nó đã trở thành một công cụ quản lý tuyệt vời có mục tiêu là đạt được mức chất lượng lên tới 99.99996%.
Với mục đích này, nó sử dụng một quy trình từng bước được gọi là DMAIC, có từ viết tắt có nghĩa là Xác định, Đo lường, Phân tích, Cải thiện và Kiểm soát. Các giai đoạn này cho phép cải thiện chất lượng của bất kỳ quy trình nào tại cấp dự án hoặc trong toàn bộ tổ chức.
Thang đo Six-sigma thường được phân thành 6 mức từ 0-6, nhưng một quy trình thực tế có thể vượt quá Six-sigma. Kết quả Six-sigma ≥ 6 thể hiện một quy trình xét nghiệm có chất lượng tốt nhất hoặc chất lượng đẳng cấp thế giới.
Chỉ số chất lượng (Quality Goal Index – QGI)
Biện pháp kiểm soát chất lượng: Six-sigma
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang, tại Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa Khoa Medlatec từ ngày 20 tháng 3 năm 2023 đến ngày 20 tháng 07 năm 2023 , với 23 xét nghiệm hóa sinh và 10 xét nghiệm miễn dịch (Phụ lục 1) trên hệ thống sinh hoá miễn dịch tự động cobas pro - Roche Diagnostic.
Phụ lục 1
23 xét nghiệm hóa sinh và 10 xét nghiệm miễn dịch trên hệ thống Roche-Cobas pro.
Quản lý chất lượng không đơn giản là đánh giá quy trình mà thực chất là một quá trình gồm xây dựng, đánh giá và liên tục hoàn thiện, đảm bảo chất lượng luôn được cải thiện. Với kết quả trên cho thấy nhìn chung chất lượng của các xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec đang ở mức tốt tuy nhiên vẫn còn những hạn chế khách quan và chủ quan cần cải thiện để hướng tới mục tiêu đảm bảo 100% xét nghiệm đạt mức Sigma > 4.
Tài liệu tham khảo:
B. Vinodh Kumar. Sigma metrics as a tool for evaluating the performance of internal quality control in a clinical chemistry laboratory. Journal of Laboratory Physicians. 2018
Westgard JO. An assessment of σ metrics for analytic quality using performance data from proficiency testing surveys and the CLIA criteria for acceptable performance.. J Vet Diagn Invest 2008
Monica Verma. Assessment of quality control system by sigma metrics and quality goal index ratio: A roadmap towards preparation for NABL. World J Methodol 2018
Afrifa J, Gyekye SA (2015). Application of sigma metrics for the assessment of quality control in clinical chemistry laboratory in Ghana: A pilot study. Niger Med J, 56(1):54-8
Niñerola A, Sánchez-Rebull MV, Hernández-Lara AB. Quality improvement in healthcare: Six Sigma systematic review. Health Policy. 2020 Apr;124(4):438-445
Nevalainen D, Berte L, Kraft C, Leigh E, Picaso L, Morgan T (2000). Evaluating laboratory performance on quality indicators with the Six sigma scale. Arch Pathol Lab Med, 124:516–9