User Profile
Select your user profile

Hãy lắng nghe cơ thể lên tiếng #khôngdừngbước Talkshow kỳ 3: Loại bỏ viêm gan siêu vi, ung thư gan sẽ giảm đi

Tại kỳ 3 của chương trình Hãy lắng nghe cơ thể lên tiếng #khôngdừngbước, chúng ta cùng gặp gỡ chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm: BS. CKII. Nguyễn Nguyên Huyền - Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với chủ đề “Loại bỏ viêm gan siêu vi, ung thư gan sẽ giảm đi”, bác sĩ sẽ chia sẻ các kiến thức quan trọng và giải đáp các lầm tưởng về viêm gan qua 2 phần: Tập 1 - Hiểu đúng, tập 2 - Nghe đúng.

Quý khán giả có thể xem lại video của toàn bộ chương trình hoặc xem chi tiết phần chia sẻ của bác sĩ như bên dưới.

> Tập 1: Hiểu đúng

Độ dài: 20 phút
Nội dung: Định nghĩa, nguyên nhân, các triệu chứng và lời khuyên về khám sàng lọc viêm gan vi-rút B và viêm gan vi-rút C cho các đối tượng

Loại bỏ viêm gan siêu vi, ung thư gan sẽ giảm đi

Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới năm 2015 thì tỷ lệ nhiễm viêm gan vi-rút B của người dân Việt Nam là 8.1%, tỷ lệ nhiễm viêm gan vi-rút C trên toàn quốc là 1.1%. Với tỷ lệ 8.1% thì Việt Nam được xếp vào là một trong những nơi có lưu hành dịch tễ về viêm gan vi-rút B cao. Theo tổ chức y tế thế giới thì cứ chín người ở Việt Nam thì có một người bị nhiễm viêm gan vi-rút B hoặc nhiễm viêm gan vi-rút C. Viêm gan vi-rút B và C gây ra gần 80,000 ca ung thư gan và 40,000 ca tử vong mỗi năm.*

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - Cơ sở Kim Chung, trung bình một tháng có khoảng 9,000 bệnh nhân khám vì viêm gan siêu vi, trong đó có khoảng 250 người bệnh nặng phải nhập viện điều trị. Rất nhiều bệnh nhân khi đến khám đã có triệu chứng rõ ràng hoặc bệnh ở giai đoạn muộn.

Có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do con đường lây truyền. Con đường lây truyền của viêm gan vi-rút B gồm: Lây truyền qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ truyền sang con. Trong đó con đường từ mẹ truyền sang con là con đường lây truyền phổ biến tại Việt Nam. Một người phụ nữ bị viêm gan vi-rút B khi mang thai sẽ có nguy cơ lây cho con mình với tỷ lệ hơn 90% nếu như trong quá trình mang thai tải lượng vi-rút của cô ấy cao hơn 200,000 IU/L. Hiện nay, vẫn có nhiều gia đình với nhiều thế hệ bị viêm gan vi-rút B. 

Nguyên nhân thứ 2 là do người Việt chưa có thói quen đi khám sức khỏe thường xuyên, kiến thức về viêm gan còn hạn chế khiến nhiều người phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn khá muộn, trong khi đó bệnh viêm gan có thể hoàn toàn dự phòng được. Như dự phòng lây truyền viêm gan vi-rút B bằng vắc xin hoặc đối với phụ nữ mang thai thì hoàn toàn có những biện pháp để dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Hoặc đối với viêm gan vi-rút C, đây là một bệnh có thể hoàn toàn chữa được trong vòng 3 tháng bằng việc uống thuốc kháng vi-rút DAA. 

Nhiều người lầm tưởng nhiễm viêm gan vi-rút B nặng thì chuyển thành viêm gan vi-rút C. Cho nên khi được chẩn đoán viêm gan vi-rút C thì lại có suy nghĩ mình đã bị bệnh rất nặng, không chữa được và có tâm lý chán nản, không đi khám và điều trị. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân viêm gan vi-rút C không đi khám và chữa bệnh, trong khi đó viêm gan vi-rút C là bệnh có thể chữa khỏi được tại Việt Nam

Viêm gan vi-rút B hoặc C vẫn được mệnh danh là sát thủ thầm lặng. Có nghĩa là trong quá trình mắc viêm gan vi-rút B hoặc C thì bệnh nhân thường không có triệu chứng. Khi các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài và cơ thể cảm nhận được như mắt vàng, chân phù, bụng to hoặc có dấu hiệu chảy máu chân răng thì lúc ấy bệnh đã đi vào giai đoạn khá muộn và thời gian sống không còn lâu. Người dân thường chủ quan, không đi khám sức khỏe nên cũng không biết mình có mắc viêm gan hay không hay mắc ở giai đoạn nào để có phương án khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời và sinh hoạt phù hợp thì mới sống lâu như người bình thường. 

Vậy như thế nào là muộn? Trong viêm gan nói chung được chia thành: viêm gan cấp -> viêm gan mạn -> xơ gan -> xơ gan còn bù -> xơ gan mất bù -> ung thư gan. Thông thường, giai đoạn muộn là khi phát hiện bệnh ở giai đoạn xơ gan mất bù và ung thư gan. Chính vì vậy không nên để bệnh đến giai đoạn muộn rồi mới đi khám.

Có thể khám sàng lọc định kỳ viêm gan vi-rút B và C tại tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc như phòng khám chuyên khoa gan mật, chuyên khoa truyền nhiễm, các trung tâm y tế quận huyện tỉnh hoặc bệnh viện trung ương.

Đối với viêm gan vi-rút B, chúng ta sẽ khám sàng lọc bằng xét nghiệm máu. Hiện chúng ta đang có bộ 3 xét nghiệm sàng lọc viêm gan vi-rút B:

  • Xét nghiệm HBsAg: Xét nghiệm kiểm tra kháng thể kháng bề mặt viêm gan vi-rút B. Nếu như HBsAg dương tính, nghĩa là bạn đang bị nhiễm vi-rút viêm gan B, còn nếu HBsAg âm tính thì khả năng cao bạn không bị nhiễm vi-rút viêm gan B.

  • Xét nghiệm anti-HBs: Xét nghiệm kháng thể kháng vi-rút viêm gan B để xem tình trạng miễn dịch của cơ thể bạn đã đủ sức để chống lại vi-rút viêm gan B hay không. Nếu cơ thể bạn có định lượng anti-HBs >10 IU/L có nghĩa là bạn đã có khả năng miễn dịch để bảo vệ cơ thể của mình. Việc có kháng thể này bạn có thể đã từng nhiễm bệnh hoặc đi tiêm phòng vắc xin theo chương trình quốc gia. 

  • Xét nghiệm anti-HBc: Xét nghiệm kháng thể kháng lại kháng nguyên lõi của vi-rút viêm gan B. Đây là xét nghiệm xem xét bạn đã từng nhiễm viêm gan trong quá khứ hay không, hoặc để xem bạn đang ở giai đoạn cấp, hay giai đoạn mạn, hoặc để xác định các trường hợp viêm gan vi-rút B thể ẩn (Trong trường hợp xét nghiệm HBsAg âm tính, thì phải sàng lọc bằng xét nghiệm anti-HBc để xem có đang nhiễm hoặc từng bị nhiễm vi-rút viêm gan B hay không).

  •  

Đối với việc sàng lọc viêm gan vi-rút C thì khá đơn giản với chỉ 1 xét nghiệm sàng lọc là anti-HCV. Đây là một xét nghiệm kháng thể để giúp xem xét bạn đã từng nhiễm hoặc đang nhiễm vi-rút viêm gan C hay không.

Việt Nam được xem là khu vực có lưu hành dịch tễ cao về viêm gan vi-rút B nên Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là tất cả người dân Việt Nam cần phải đi khám và sàng lọc xem mình có bị viêm gan vi-rút B hay không.

Những đối tượng có nguy cơ cao ví dụ như người có người thân bị viêm gan vi-rút B, có truyền máu, tiêm chích ma túy, có những can thiệp thủ thuật như làm răng, xăm mình, tiểu phẫu, đại phẫu. Do con đường lây truyền viêm gan vi-rút B từ mẹ sang con tại Việt Nam là con đường quan trọng và phổ biến, phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai cũng là đối tượng cần sàng lọc viêm gan.

Đối tượng nguy cơ cao của viêm gan vi-rút C là những người có lịch sử tiêm chích ma túy, chạy thận nhân tạo, truyền máu, trải qua phẫu thuật, hay làm các thủ thuật như: nội soi dạ dày, làm răng, phẫu thuật thẩm mỹ nhỏ như làm răng, xăm mày, nhấn mí hoặc xăm trên cơ thể.

Do tính chất và đặc điểm của vi-rút viêm gan B tại Việt Nam, các bác sĩ thường khuyến cáo tất cả những người trẻ tuổi đặc biệt là phụ nữ trong lứa tuổi kết hôn, sinh con thì nên đi khám sàng lọc viêm gan vi-rút B, viêm gan vi-rút C.

Nếu đối tượng đã mang thai và không biết mình có bị viêm gan hay không thì cũng nên đi khám sàng lọc ở lần khám thai đầu tiên.

Trường hợp bạn sàng lọc bằng HBsAg. Nếu HBsAg âm tính thì khả năng cao bạn không bị nhiễm vi-rút viêm gan B. Và nên làm thêm xét nghiệm kháng thể để xem lượng kháng thể bên trong cơ thể mình là bao nhiêu để có biện pháp dự phòng tiêm vắc xin. Trong trường hợp HBsAg dương tính, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám tư vấn về các biện pháp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, xét nghiệm tỷ lệ lây truyền viêm gan vi-rút B của bạn cho con là bao nhiêu % để có các biện pháp dự phòng tương ứng bằng cách là đếm tải lượng vi-rút. Nếu tải lượng vi-rút của bạn rất cao > 200,000 IU/L có nghĩa là khả năng lây truyền vi-rút viêm gan cho con của bạn là trên 90%. Lúc này, bạn phải áp dụng 3 bước dự phòng:

Bước 1: Bạn sẽ uống thuốc kháng vi-rút để giúp ngăn ngừa lây truyền vi-rút viêm gan cho con ở tuần thai thứ 24. Sau đó tiếp tục uống cho đến sau sinh 3 tháng. 

Bước 2: Sau khi em bé của bạn ra đời, trong vòng 24h đầu bác sĩ sẽ tiêm cho em bé một mũi huyết thanh kháng viêm gan vi-rút B.

Bước 3: Em bé sẽ được tiêm phòng viêm gan vi-rút B trong vòng 24h đầu giống như toàn bộ các em bé được sinh ra tại Việt Nam.

Nếu như bạn tuân thủ đầy đủ 3 bước dự phòng như trên thì em bé của bạn sẽ được bảo vệ với hiệu quả trên 99%, giúp cho em bé được sinh ra khỏe mạnh và không bị lây vi-rút viêm gan B từ mẹ. 

Đối với viêm gan vi-rút C, hiện tại chúng ta chưa có vắc-xin phòng bệnh, và chưa một phương án nào dự phòng viêm gan vi-rút C từ mẹ sang con do các thuốc kháng vi-rút đối với bệnh viêm gan vi-rút C hiện tại chưa có khuyến cáo cho phụ nữ có thai, chưa đảm bảo độ an toàn đối với thai phụ. Phương án dự phòng duy nhất là trước khi mang thai, bạn nên xét nghiệm xem mình có bị viêm gan C hay không nếu bạn bị viêm gan vi-rút C thì bạn nên điều trị cho khỏi bệnh sau đó mới mang thai. Nếu bạn đã mang thai rồi mới phát hiện ra mình bị viêm gan vi-rút C thì phải theo dõi cho cả mẹ lẫn con sau khi sanh để có biện pháp điều trị thích hợp.

> Tập 2: Nghe đúng 

Độ dài: 20 phút
Nội dung: 10 câu hỏi về viêm gan vi-rút B, viêm gan vi-rút C, những lầm tưởng, sàng lọc và chế độ dinh dưỡng cho người mắc viêm gan siêu vi

Loại bỏ viêm gan siêu vi, ung thư gan sẽ giảm đi

Bạn cần phải đến các cơ sở y tế để sàng lọc, xét nghiệm. 

  • Đối với viêm gan vi-rút B, bạn cần xét nghiệm bằng bộ 3 xét nghiệm: HBsAg, anti-HBs, và anti-HBc. 

  • Đối với viêm gan vi-rút C, bạn cần xét nghiệm sàng lọc: Anti-HCV

Nhiều người cho rằng bệnh viêm gan là di truyền do thường 1 người trong gia đình bị bệnh thì những người thân còn lại đều bị bệnh. Nhưng trên thực tế, viêm gan vi-rút B và C là bệnh lây truyền, bệnh truyền nhiễm. Con đường lây truyền chính gồm: Lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai, theo đường máu và theo quan hệ tình dục. Một đường lây truyền khác ít người biết đến là do dùng chung 1 số vật dụng dễ gây tổn thương như dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc bấm móng tay.

Viêm gan vi-rút B thì chúng ta có biện pháp phòng bệnh chính là tiêm phòng. Nếu bạn tiêm phòng đủ liệu trình theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng quốc gia và có được nồng độ kháng thể là trên 10 IU/L thì bạn đã có được miễn dịch để bảo vệ cơ thể cả đời. 

Tuy nhiên nồng độ kháng thể này sẽ giảm dần theo thời gian. Ví dụ, bạn tiêm phòng và đạt được hiệu giá kháng thể là trên 1,000 IU/L, nhưng sang năm bạn có thể bị giảm xuống còn vài trăm, rồi xuống đến vài chục. Chính vì thế để duy trì nồng độ kháng thể luôn cao, bạn cần tiêm phòng vắc-xin viêm gan vi-rút B nhắc lại định kỳ, khoảng tầm 5 năm/ lần. 

Viêm gan vi-rút C hiện nay chưa có vắc-xin để phòng bệnh. Cách phòng bệnh viêm gan vi-rút C tốt nhất hiện nay là đi khám xem mình có bị nhiễm hay không và điều trị sớm để tránh trở thành nguồn lây cho cộng đồng.

Viêm gan vi-rút có nhiều đường lây. Viêm gan vi-rút A và viêm gan vi-rút E sẽ lây qua đường tiêu hóa, qua đường ăn uống. Tuy nhiên viêm gan vi-rút B và viên gan vi-rút C là hai bệnh không lây theo đường tiêu hóa mà theo đường máu, quan hệ tình dục và mẹ truyền sang con. Có nghĩa là ăn chung, ngủ chung, sinh hoạt chung với người bị viêm gan vi-rút B và viêm gan vi-rút C sẽ không bị lây bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh sử dụng chung các vận dụng dễ gây tổn thương với người nhiễm viêm gan vi-rút như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay.

Suy nghĩ này có một phần đúng và một phần sai.

Lấy ví dụ như viêm gan vi-rút B. Sau khi nhiễm viêm gan vi-rút B, đối với phản ứng miễn dịch xảy ra trong cơ thể nhằm loại bỏ những tế bào bị nhiễm vi-rút trong gan, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng viêm và dẫn đến tổn thương các tế bào gan. Lâu dần các tế bào gan bị tổn thương sẽ tạo thành các sợi hóa, xơ hóa khiến gan dần xơ đi, dẫn đến biến chứng xơ gan mất bù hoặc ung thư gan. Khiến cho người bị nhiễm có tuổi thọ ngắn hơn so với người bình thường. 

Vậy, đúng là người bị viêm gan phải trải qua một thời gian dài (vài năm hoặc vài chục năm) thì mới dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Tuy nhiên không phải là không đáng lo mà ngược lại,  người nhiễm cần phải đi khám và tầm soát để xem mình ở giai đoạn nào để có các biện pháp ngăn chặn, giúp không bị tiến triển đến xơ gan, ung thư gan, và có một cơ thể khỏe mạnh với tuổi thọ như người bình thường.

Việt Nam là một nước tiêu thụ khá nhiều rượu bia. Hành động này có thể gây tổn thương gan, viêm gan, viêm gan nhiễm mỡ nếu như chúng ta uống nhiều và uống kéo dài. 

Tuy nhiên không phải là người không uống rượu bia thì không bị viêm gan. Không uống rượu bia thì cũng có thể bị viêm gan vi-rút như viêm gan vi-rút B, viêm gan vi-rút C, viêm gan do chuyển hóa, viêm gan tự miễn, viêm gan do ký sinh trùng hoặc đôi khi một số thuốc trong cuộc sống hằng ngày điều trị các bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh lao cũng có thể dẫn đến viêm gan do thuốc.

Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Đối với viêm gan vi-rút B thì chúng ta có thuốc kháng vi-rút viêm gan B. Viêm gan vi-rút C thì ta có thuốc kháng vi-rút để điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan vi-rút C - đấy là thuốc kháng vi-rút trực tiếp. 

Các thuốc thực phẩm chức năng, hay các thuốc được mệnh danh là mát gan - giải độc thì chỉ có tác dụng hỗ trợ trong vấn đề điều trị bệnh viêm gan. Tuy nhiên trên thị trường cũng có thể có một số thuốc có nguồn gốc không chính thống, không rõ ràng, không được nhà nước cấp phép sẽ đôi khi có những thành phần gây tổn hại cho gan, thận. Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc khi chọn những loại thuốc này, đôi khi không giúp cho bạn chữa được bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chính mình.

Có thể khám sàng lọc định kỳ viêm gan vi-rút B và C tại tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc như phòng khám chuyên khoa gan mật, chuyên khoa truyền nhiễm, các trung tâm y tế quận huyện tỉnh hoặc bệnh viện trung ương.

Đối với viêm gan vi-rút B, chúng ta sẽ khám sàng lọc bằng xét nghiệm máu. Hiện chúng ta đang có bộ 3 xét nghiệm sàng lọc viêm gan vi-rút B:

  • Xét nghiệm HBsAg: Xét nghiệm kiểm tra kháng thể kháng bề mặt viêm gan vi-rút B. Nếu như HBsAg dương tính, nghĩa là bạn đã bị nhiễm vi-rút viêm gan B, còn nếu HBsAg âm tính thì khả năng cao bạn không bị nhiễm vi-rút viêm gan B

  • Xét nghiệm anti-HBs: Xét nghiệm kháng thể kháng vi-rút viêm gan B để xem tình trạng miễn dịch của cơ thể bạn đã đủ sức để chống lại vi-rút viêm gan B hay không. Nếu cơ thể bạn có định lượng anti-HBs >10 IU/L có nghĩa là bạn đã có khả năng miễn dịch để bảo vệ cơ thể của mình. Việc có kháng thể này bạn có thể đã từng nhiễm bệnh hoặc đi tiêm phòng vắc xin theo chương trình quốc gia. 

  • Xét nghiệm anti-HBc: Xét nghiệm kháng lại kháng nguyên lõi của vi-rút viêm gan B. Đây là xét nghiệm xem xét bạn đã từng nhiễm viêm gan trong quá khứ hay không, hoặc để xem bạn đang ở giai đoạn cấp, hay giai đoạn mạn, hoặc để xác định các trường hợp viêm gan vi-rút B thể ẩn (Trong trường hợp xét nghiệm HBsAg âm tính, thì phải sàng lọc bằng xét nghiệm anti-HBc để xem đang nhiễm hoặc từng bị nhiễm vi-rút viêm gan B hay không).  

Đối với việc sàng lọc viêm gan vi-rút C thì khá đơn giản với chỉ 1 xét nghiệm sàng lọc là anti-HCV. Đây là một xét nghiệm kháng thể để giúp xem xét bạn đã từng nhiễm hoặc đang nhiễm vi-rút viêm gan C hay không.

Viêm gan thì có nhiều giai đoạn. Viêm gan chưa xơ gan hoặc viêm gan ở giai đoạn xơ gan còn bù thì thông thường các bệnh nhân sẽ ăn uống bình thường, cân bằng đầy đủ chất dinh dưỡng, chỉ hạn chế các thức ăn quá nhiều dầu mỡ, tập thể dục thể thao bình thường. 

Viêm gan giai đoạn mất bù thì người bệnh cần có chế độ ăn chặt chẽ hơn, giảm muối, không được để cơ thể đói quá 8 tiếng. Đối với người bình thường, nếu chúng ta đói quá 8 tiếng, cơ thể có thể lấy dự trữ đường trong gan ra. Đối với người bệnh xơ gan mất bù thì gan đã mất chức năng này và cơ thể sẽ lấy đường từ cơ và gây ra hiện tượng teo cơ, gây khó khăn cho việc vận động. Bệnh nhân xơ gan mất bù phải ăn nhẹ trước khi đi ngủ để tránh tình trạng đói quá 8 tiếng trong quá trình ngủ, tránh bị teo cơ và giúp cho bệnh tránh bị trầm trộng hơn. 

Đối với đồ uống, chúng ta phải tránh các đồ uống có cồn được xem là không tốt cho gan, đặc biệt là rượu và bia. Một người bị viêm gan mà có uống rượu bia thì sẽ dẫn đến xơ gan và ung thư gan nhanh hơn. Một thức uống mà được mệnh danh là tốt cho gan là cà phê. Cà phê pha phin cũng được các nhà khoa học trên thế giới công nhận là thức uống tốt cho gan nếu bạn bị viêm gan mà không bị bệnh tim mạch, dạ dày, bạn có thể uống một ly cà phê mỗi ngày giúp cho bạn có sức khỏe tốt về gan.

Do tính chất và đặc điểm của vi-rút viêm gan B tại Việt Nam, các bác sĩ thường khuyến cáo tất cả những người trẻ tuổi đặc biệt là phụ nữ trong lứa tuổi kết hôn, sinh con thì nên đi khám sàng lọc viêm gan vi-rút B, viêm gan vi-rút C.

Nếu đối tượng đã mang thai và không biết mình có bị viêm gan hay không thì cũng nên khi khám sàng lọc ở lần khám thai đầu tiên.

Trường hợp bạn sàng lọc bằng HBsAg. Nếu HBsAg âm tính thì khả năng cao bạn không bị nhiễm vi-rút viêm gan B. Và nên làm thêm xét nghiệm kháng thể để xem lượng kháng thể bên trong cơ thể mình là bao nhiêu để có biện pháp dự phòng tiêm vắc xin. Trong trường hợp HBsAg dương tính, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám tư vấn về các biện pháp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, xét nghiệm tỷ lệ lây truyền viêm gan vi-rút B của bạn cho con là bao nhiêu % để có các biện pháp dự phòng tương ứng bằng cách là đếm tải lượng vi-rút. Nếu tải lượng vi-rút của bạn rất cao > 200,000 IU/L có nghĩa là khả năng lây truyền vi-rút viêm gan cho con của bạn là trên 90%. Lúc này, bạn phải áp dụng 3 bước dự phòng:

Bước 1: Bạn sẽ uống thuốc kháng vi-rút để giúp ngăn ngừa lây truyền vi-rút viêm gan cho con ở luần thai thứ 24. Sau đó tiếp tục uống cho đến sau sinh 3 tháng. 

Bước 2: Sau khi em bé của bạn ra đời, trong vòng 24h đầu bác sĩ sẽ tiêm cho em bé một mũi huyết thanh kháng viêm gan vi-rút B

Bước 3: Em bé sẽ được tiêm phòng viêm gan vi-rút B trong vòng 24h đầu giống như toàn bộ các em bé được sinh ra tại Việt Nam   

Nếu như bạn tuân thủ đầy đủ 3 bước dự phòng như trên thì em bé của bạn sẽ được bảo vệ với hiệu quả trên 99%, giúp cho em bé được sinh ra khỏe mạnh và không bị lây vi-rút viêm gan B từ mẹ. 

Đối với viêm gan vi-rút C, hiện tại chúng ta chưa có vắc-xin phòng bệnh, và chưa một phương án nào dự phòng viêm gan vi-rút C từ mẹ sang con do các thuốc kháng vi-rút đối với bệnh viêm gan vi-rút C hiện tại chưa có khuyến cáo cho phụ nữ có thai, chưa đảm bảo độ an toàn đối với thai phụ. Phương án dự phòng duy nhất là trước khi mang thai, bạn nên xét nghiệm xem mình có bị viêm gan vi-rút C hay không nếu bạn bị viêm gan vi-rút C thì bạn nên điều trị cho khỏi bệnh sau đó mới mang thai. Nếu bạn đã mang thai rồi mới phát hiện ra mình bị viêm gan vi-rút C thì phải theo dõi cho cả mẹ lẫn con sau khi sanh để có biện pháp điều trị thích hợp.